Bán lẻ là trung tâm của mọi nền kinh tế hiện đại và mọi người trên toàn thế giới tham gia vào nó hằng ngay.

Vì đây là điều không thể tránh khỏi, điều quan trọng là phải luôn cập nhật những phát triển mới nhất.

Tổng hợp các số liệu thống kê ngành bán lẻ này sẽ giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc quan trọng về trạng thái hiện tại của thị trường bán lẻ toàn cầu.

Với những chỉ số này, chúng đại diện cho một nguồn thông tin có giá trị có thể giúp các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam tham chiếu và đưa ra những quyết sách tốt hơn và từ đó từng bước cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.

Đây là những sự kiện và số liệu thú vị được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín trong năm 2021.

Một số chỉ số báo cáo ngành Bán lẻ Việt Nam năm 2020

Theo báo cáo ngành bán lẻ Việt Nam năm 2020 thì thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần thay đổi xu hướng phát triển một cách rõ rệt.

Có thể nói thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong những năm vừa qua. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày một khốc liệt hơn. Với một số thương hiệu đó là sự tăng trưởng trong số lượng cửa hàng, số khác lại phải đối mặt với việc tái cấu trúc.

Sau đây là một số tổng hợp từ Q&Me, MBA Andrews, Nielsen, Kantar Worldpanel, Google – Temasek Repor về thị trường Bán lẻ Việt Nam năm 2020:

  1. So sánh với năm 2019, số lượng siêu thị tại Việt Nam trong năm 2020 đã giảm 20% – từ 336 xuống 330
  2. Số lượng cửa hàng tiện lợi đã đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, tăng tới 60% – từ 2495 trong năm 2019 lên 5228 cửa hàng trong năm 2020
  3. Số lượng trung tâm thương mại vốn không nhiều tuy nhiên, trong năm 2020 này cũng ghi nhận sự tăng trưởng 11% từ 96 (2019) lên 107 (2020)
  4. Trong năm 2020, số lượng siêu thị điện máy đã tăng 11% nhờ chiến lược mở rộng quy mô của Thế giới di động và Điện Máy Xanh. Nhờ vậy mà thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 đã có tổng cộng 3141 chuỗi siêu thị điện máy trên cả nước Việt Nam.
  5. Thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 ghi nhận mức tăng 14% của số lượng rạp chiếu phim, từ 148 lên 182. Con số này đến từ việc các thương hiệu rạp chiếu phim quyết định mở rộng quy mô hoạt động ra những tiểu khu, thay vì chỉ tập trung vào các thành phố lớn
  6. Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng
  7. Cân bằng giữa công việc & cuộc sống ngày càng được quan tâm
  8. Nền kinh tế phát triển nhanh với mức tăng trưởng GDP đạt + 7.0% năm 2019
  9. Triển vọng tốt hơn về FMCG với mức tăng trưởng 6.7% năm 2019, so với + 3.4% năm 2018
  10. Kênh hiện đại (MT) phát triển nhanh, +18.5% năm 2019.
  11. Sữa và Thực phẩm chiếm 50% doanh thu FMCG
  12. Siêu thị mini mở rộng mạnh mẽ. Số cửa hàng tăng +63% vào năm 2019
  13. Số lượng cửa hàng kênh truyền thống (TT) giảm -2,3% so với 2018 (~35,000 cửa hàng)
  14. Xu hướng sử dụng hàng hóa cao cấp ngày càng tăng, đặc biệt là ngành Sữa & Bánh kẹo
  15. 91% người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho chất lượng tốt hơn
  16. Thương hiệu tăng tầm quan trọng. 39% người mua sắm chọn thương hiệu hơn là khuyến mãi. Khuyến mãi là một trong những động lực chính của người mua sắm trực tuyến
  17. 85% người Việt Nam mua thêm các sản phẩm tạp hóa không nằm trong kế hoạch
  18. 96% người Việt Nam sẵn sàng thử các nhãn hiệu và sản phẩm mới
  19. 86% lựa chọn sản phẩm mới bị ảnh hưởng bởi Tính năng / Dễ sử dụng / Thuận tiện
  20. Sản phẩm mới đóng góp 30 – 60% doanh thu gia tăng cho ngành Đồ uống & Thực phẩm
  21. Xét về mức tiêu thụ, Đồ uống & Bia là ngành hàng phát triển nhanh nhất trong FMCG
  22. Trên đà phát triển, sự đổi mới rất quan trọng với ngành Bánh kẹo, nhưng đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt
  23. Phân khúc sản phẩm tự nhiên đóng góp 19% vào ngành hàng Chăm sóc cá nhân, tăng 2% vs 2YA
  24. Tất cả các mặt hàng trong Chất tẩy rửa / Vệ sinh & Gia vị / Mì gói đều có xu hướng tăng.

Một số dự báo ngành bán lẻ Việt Nam năm 2021

Các số liệu này được tổng hợp từ Fitch Solutions, National statistics, Bộ Công Thương và BSC

  1. Chi tiêu hộ gia đình kỳ vọng phục hồi mức 9.7% trong 2021 (Năm 2020, chi tiêu của người dân Việt Nam chỉ tăng nhẹ 3.3% do tác động của COVID19)
  2. Doanh thu bán lẻ tiếp tục phục hồi tốt trong quý III là 8,3% từ đó kỳ vọng cuối năm sẽ về mức 10%. Năm 2021 sẽ về mức 10,2%- 10,5%
  3. Triển vọng năm 2021, khi thu nhập của người dân dần ổn định trở lại dẫn tới hộ gia đình sẽ tăng chi tiêu cho nhu yếu phẩm và vật dụng cao cấp
  4. Theo dự báo của Bộ Công Thương (MoIT), đến năm 2025, giá trị gia tăng của ngành thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 9-9,5% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2025.

Thống kê và dự báo bán lẻ toàn cầu chung

  1. Tổng doanh số bán lẻ toàn cầu sẽ đạt 26,7 nghìn tỷ USD vào năm 2022.(Statista)
  2. 60% thế hệ millennials sẽ mua hàng từ một nhà bán lẻ công nghệ có nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng. (MediaPost)
  3. Cứ 5 người Mỹ thì có 4 người mua hàng trực tuyến.(Growcode)
  4. Thương mại điện tử di động sẽ đạt 3,56 nghìn tỷ đô la vào năm 2021.(Oberlo)
  5. Doanh thu dự kiến ​​cho bán lẻ điện tử dự kiến ​​sẽ tăng lên khoảng 6,54 nghìn tỷ đô la vào năm 2022.(Statista)
  6. Đến năm 2023, thương mại điện tử sẽ đại diện cho 64% tổng doanh số bán hàng của Trung Quốc.(Growcode)
  7. Đến năm 2025, giá trị gia tăng của ngành thương mại Việt Nam sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 9-9,5% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2025. (Bộ Công Thương Việt Nam)