Landing Page hay còn gọi là trang đích. Khi xây dựng landing page, có rất nhiều việc bạn phải làm, từ định hình cấu trúc nội dung đến tối ưu nội dung nhằm cải thiện tỷ lệ chuyển, rồi đến A/B Testing…vân vân.

May mắn thay, chỉ cần tìm kiếm trên Google là bạn sẽ tìm thấy vô vàn các lời khuyên về Landing page. Từ headline đến Call To Action, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những hướng dẫn, những mẹo để viết và tối ưu nó nhằm tạo ra trang Landing Page hiệu quả.

Ví dụ như hướng dẫn này: 9 mẹo viết quảng cáo cho trang Landing Page chuyển đổi tốt nhất

Tuy nhiên, hầu hết, tôi nhấn mạnh từ “hầu hết” phần lớn những bài viết, những lời khuyên về việc tối ưu hoá các trang Landing Page đều rất lý thuyết hoặc rất khó để làm theo.

Công thức thì có đấy, nhưng mỗi sản phẩm, dịch vụ có cách viết quảng cáo landing page khác nhau, mỗi một chu kỳ mua hàng của người tiêu dùng sẽ có cách viết khác nhau. Sau khi tìm kiếm một loạt các tìm kiếm về Buying Cycle, tôi dừng lại ở một bài viết  liên quan đến Landing page từ invespcro.com và thực sự ấn tượng với nội dung mà họ viết + kinh nghiệm của bản thân, tôi quyết định biên tập lại để cung cấp thêm cho bạn một giải pháp nữa trong việc viết nội dung Landing Page bằng cách nghiên cứu chu kỳ mua của khách hàng để giúp cấu trúc lại trang landing page của bạn.

Chu kỳ mua hàng

Các giai đoạn cơ bản của chu kỳ mua là:

  1. Nhận thức/Quan tâm: Giai đoạn đầu tiên bắt đầu khi người tiêu dùng nhận thức được nhu cầu hoặc phát triển sự quan tâm đến sản phẩm. Trên Internet, nó có nghĩa là họ bắt đầu tìm kiếm trên Google và xem rất nhiều trang web khác nhau.
  2. Nghiên cứu / cân nhắc: Sau cái nhìn đầu tiên của họ, người tiêu dùng đã phát triển một ý tưởng tốt hơn về những gì họ có thể muốn để họ bắt đầu nghiên cứu sâu hơn và xem xét các lựa chọn tiềm năng.
  3. Thích thú / Tham khảo các lựa chọn/So sánh: Họ đã có đầy đủ kiến thức, họ bắt đầu xác định các giải pháp cho nhu cầu của họ và tìm kiếm thêm thông tin để chọn cho mình phương án tốt nhất.
  4. Mua hàng: Đây chính là kết quả bạn muốn có được. Họ đã sẵn sàng để mua và họ có thể đến trang landing page của bạn bằng thẻ tín dụng trong tay hoặc quyết định điền thông tin mua hàng cho bạn.
  5. Trung thành/Lan truyền: Chu kỳ mua truyền thống thì thường không có giai đoạn này, tuy nhiên với Internet thì trang web của bạn sẽ giúp bạn theo dõi khách hàng, hành vi mua để duy trì lòng trung thành của họ và biến họ thành người bán hàng cho bạn.

Đó là chu kỳ mua của người tiêu dùng. Nếu bạn cấu trúc nội dung trang landing page của mình phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ mua, bạn sẽ có những chiến dịch tiếp thị thành công và bạn sẽ thu hút, chuyển đổi tốt nhất khách truy cập ở mọi giai đoạn.

Mẹo: Cho 1 sản phẩm, dịch vụ, mỗi giai đoạn tạo 1 trang landing page để phục vụ các chiến dịch tiếp thị tương ứng cho mỗi giai đoạn của chu kỳ.

Mẫu cấu trúc nội dung trang Landing Page dựa trên chu kỳ mua hàng

Dưới đây là mẫu cho nội dung trang landing page của bạn, dựa trên chu kỳ mua hàng:

  1. Lợi ích (nắm bắt nhận thức và sự quan tâm): Ngay từ đầu trang của bạn, liệt kê một lợi ích chính và/hoặc đề xuất bán hàng duy nhất (USP) mà khách hàng của bạn nên biết trước khi rời khỏi trang landing page của bạn. Điều này thu hút sự chú ý của người mua giai đoạn đầu và củng cố định hướng của người mua ở giai đoạn sau.
  2. Tính năng / Lợi ích thứ cấp / Dữ liệu thống kê (cung cấp cho họ thông tin nghiên cứu mà họ tìm kiếm): Đây là nơi bạn bổ sung cho phần 1 với thông tin mà họ có thể chưa nhận thấy trong giai đoạn đầu tiên.
  3. Hỗ trợ USP của bạn (trở thành một lựa chọn ưa thích): USP của bạn nên được đan xen phân bổ khắp nội dung trang landing page của bạn, nhưng để giữ chân những người gần như sẵn sàng mua hàng, hãy hỗ trợ USP của bạn. Ví dụ: chính xác lý do tại sao thời gian quay vòng của bạn nhanh hơn 10% so với đối thủ cạnh tranh?
  4. Kêu gọi hành động (yêu cầu họ thực hiện giao dịch mua/đăng ký): Họ đã đến trang landing page của bạn là có mục đích, nhưng không phải lúc nào cũng có thể thuyết phục được họ luôn. Chính vì vậy, kêu gọi hành động rất quan trọng kết hợp với việc sử dụng các chiến lược khác như tạo ra tính cấp bách, sự đảm bảo, giới hạn số lượng.
  5. Khuyến khích chia sẻ/trung thành với bạn: Ví dụ như đưa ra các ưu đãi cho lượt mua hàng tiếp Theo hoặc MoneyBack nếu khách hàng chia sẻ nó cho người khác. Hãy bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra một nhân viên bán hàng mới cho bạn!

Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn. Nếu bạn thấy thế, vui lòng chia sẻ nó cho bạn bè của bạn! 🙂