Nút kêu gọi hành động (Call To Action) là gì?
Chúng ta đều biết “CTA” hay “Call To Action” hoặc “Kêu gọi hành động” là gì, đúng không?
Trên thực tế, nếu bạn đang đọc bài viết này, điều này có nghĩa là bạn đã phải nhấp vào hàng trăm thậm chí hàng nghìn lời kêu gọi hành động trong thời gian qua khi sử dụng Internet. Và thực tế, bạn đến đọc bài viết này vì một kêu gọi hành động của chúng tôi.
Tôi muốn hỏi nhanh bạn một câu hỏi: Bạn đã từng đăng ký tài khoản Facebook, Instagram, Pinterest, LinkedIn hay Dropbox chưa?
100% là rồi. Chắc chắn. Nhưng vì sao bạn lại đăng ký?
Đó là bởi vì bạn đã gặp một CTA hiệu quả, hấp dẫn để lôi kéo bạn, đăng ký, đọc hoặc mua cái gì đó. Tất cả những hành động này được thực hiện hiệu quả bởi vì đang sử dụng những CTA tốt.
Có thể chúng ta đã quá quen thuộc với chủ đề này rồi, nhưng hầu hết chúng ta đều chưa hiểu cách làm việc hay cao siêu hơn chút là về mặt tâm lý học đằng sau CTA.
Yếu tố nào cấu thành nên một CTA tốt, có khả năng chuyển đổi, thôi miên người dùng? Tại sao chúng ta click vào CTA? Tại sao từ ngữ lại quan trọng đến vậy?
Tôi thì không biết tại sao tôi lại click vào một cái nút CTA nào đó nhưng có một lý do đơn giản:
Call To Action không chỉ đơn giản thể hiện ở một cái nút (button), một banner hay một hình ảnh. Trong thực tế, Call To Action là thể hiện toàn bộ tâm lý học và những câu chuyện đằng sau nó làm cho mọi người không thể cưỡng lại được.
Hãy thử suy nghĩ về điều này một chút nhé…
Bạn có bao giờ thích cái “Popup” từ một trang web nào đó chưa? Câu trả lời không thích đúng không? Đặc biệt là bây giờ, lúc này và cả về sau nữa, chỉ muốn đóng nó thật nhanh, phiền toái quá.
Bản chất, nó cũng là một dạng CTA, tuy nhiên, nó không có sức hút để hấp dẫn mọi người thực hiện theo.
Khách truy cập của bạn sẽ thực hiện theo CTA của bạn nhằm phản hồi ba yếu tố sau:
- Những gì họ đã học của bạn (quá khứ)
- Những gì họ cảm thấy lúc này (hiện tại)
- Những gì họ mong đợi sau khi làm theo kêu gọi hành động của bạn (tương lai)
Trên trang web của Dropbox :
Ví dụ về Dropbox:
- Tôi biết rằng rất nhiều người, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã sử dụng nó và tôi đã nhìn thấy quảng cáo của họ rất nhiều lần trước đây (quá khứ)
- Tôi thích sự đơn giản, sạch sẽ trong thiết kế và những giá trị họ cung cấp: lưu trữ dữ liệu của tôi trên mây để tiết kiếm thời gian, tài nguyên trên các thiết bị của tôi và cho phép tôi yên tâm hơn (hiện tại)
- Khi tôi bấm vào, tôi nhận được ngay một tài khoản miễn phí: Tôi đăng ký! (Tương lai)
Ok, nếu bạn vẫn đang đọc, bạn có thể tự hỏi chính bản thân mình – liệu bạn có muốn làm theo cách mà Dropbox kêu gọi mọi người hành động không, liệu bạn có thể cải thiện hơn Call To Action của Dropbox nữa không?
Tôi nghĩ có thể lắm. Có thể bạn sẽ nghĩ đến những ý tưởng mới cho Dropbox sau khi bạn đọc phần tiếp theo này…
Cách tạo lời kêu gọi hành động (Call To Action) hiệu quả
Như đã mô tả ở trên, lời kêu gọi hành động (Call To Action) không chỉ đơn giản là một cái nút bấm, hay một banner. Một lời kêu gọi hành động tốt nên được coi là đỉnh cao của các loại.
Nó phải là một phần của các “pha hành động – action pharse” hoặc thậm chí toàn bộ chiến dịch.
Bao gồm:
- Yêu cầu để lại email sau khi đọc một bài viết nào đó;
- Đề xuất ai đó mua thứ gì đó sau khi họ xem mô tả về sản phẩm;
- Đề xuất ai đó dùng thử miễn phí sau khi xem một trang nào đó;
Thực tế, chất lượng của CTA liên quan trực tiếp đến mức độ liên quan của phễu bán hàng: Khách truy cập đến từ đâu? Họ thực hiện các bước nào trước khi thực hiện hành động mong muốn của bạn?
Để dễ dàng hơn cho bạn, đây là các mẹo và phương pháp khá hay để tạo ra những CTA hiệu quả có thể đảm bảo được tỷ lệ chuyển đổi của bạn:
- Trực quan: Rất cần thiết. Hình ảnh phải thật sự hấp dẫn. Tránh những hình ảnh có tính bán hàng và tìm những hình ảnh có tính cá nhân hoặc độc đáo hoặc thậm chí, nếu làm được video thì CTR sẽ cao hơn nhiều.
- Từ ngữ: Ngắn gọn, xúc tích, khoảng 5-7 từ là đẹp nhất. Đề xuất một giá trị cần ngắn gọn, ngọt ngào và có tính thuyết phục cao. Thực tế, đối với các chiến dịch quảng cáo, nó cần được điều chỉnh theo đúng thông điệp quảng cáo cho đối tượng bạn đang nhắm mục tiêu.
- Kích thích: Sử dụng những từ ngữ có tính hành động, tạo cảm giác cấp bách, khẩn trương, khan hiếm nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Gây áp lực lên đối tượng mục tiêu bằng việc giới hạn thời gian hoặc discount đặc biệt có giới hạn về số lượng sử dụng…
- Vị trí: Cần sắp xếp các CTA của bạn Theo một cách tự nhiên nhất có thể và thường nó xuất hiện ở phần cuối của trang. Tránh đặt những nơi vô lý, những nơi làm ngắt mạch cảm xúc của người đọc hoặc những nơi khó nhìn thấy.
- Màu sắc: Nên thiết kế CTA của mình với màu sắc khác biệt hoàn toàn với các thành phần khác của trang. Màu cam là màu có tính kích thích hành động cao nhất.
- Kích thước: Nó đủ lớn để khi người đọc thấy nó không thể bỏ qua được (đừng ngại mà không hiển thị nó cho người đọc). Nhưng nó không nên quá lớn ảnh hưởng đến các nội dung khác hoặc làm hỏng bố cục của trang. Khách truy cập của bạn ở đó đọc trang của bạn là có lý do cả đấy, vì vậy đừng cản trở họ.
- Thể hiện sự hiểu biết: Giải thích rõ ràng lợi ích mà khách truy cập của bạn sẽ nhận được bằng cách bấm vào CTA của bạn.
5 ví dụ về lời kêu gọi hành động chuyển đổi tốt
Để hình dung tốt hơn những gì bạn vừa đọc ở trên, và cũng như tìm cảm hứng cho những ý tưởng về CTA của bạn, tôi đề nghị bạn nghiên cứu kỹ các ví dụ về Call To Action sau đây:
Ví dụ về Call To Action của Squarespace
Nếu bạn đồng ý rằng Squarespace có một trang chủ đẹp, thu hút thì đó là bởi vì họ biết cách thể hiện ý tưởng đơn giản. Thiết kế đẹp, và đề xuất giá trị là rõ ràng: Tất cả những gì bạn để tạo trang web của riêng bạn.
Phần tốt nhất là gì? Đó là nút CTA màu đen. Nó phù hợp với giao diện và thực sự nổi bật – nó thu hút sự chú ý của tôi và chắc cả của bạn nữa trong những giây đầu tiên.
Có gì đó ma thuật nữa không? No Credit Card Required – Không yêu cầu phải có thẻ tín dụng đi kèm với nút CTA. Tức là chúng ta sẽ biết ngay rằng chúng ta không phải trả tiền ngay.
Bonus: Trong lúc biên tập bài viết này, lướt facebook thấy điều kỳ diệu đến bất ngờ xảy ra (không phải quảng cáo nhé), một cái duyên đến bất ngờ.
Ví dụ về Call To Action của AdEspresso
Rất nhiều điều nổi bật trên trang chủ của AdEspresso. Đề xuất giá trị là rõ ràng: Tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo Digital của bạn dễ dàng, nhanh và hiệu quả.
Họ tuyên bố họ là Partner của Facebook, Instagram, Google. Tức là nếu bạn chạy quảng cáo Linkedin thì AdEspresso không dành cho bạn.
Cuối cùng, nút CTA màu xanh lá cây đập vào mắt bạn, thu hút sự chú ý của bạn ngay lập tức: nó cũng đảm bảo với người xem bằng thông báo ‘dùng thử miễn phí 14 ngày’.
Ví dụ về CTA của LinkedIn
Trên LinkedIn , trang chủ bao gồm sự xuất hiện của một biểu mẫu đăng ký với từ ngữ khá thú vị.
Câu đầu tiên “Hãy trở nên tuyệt vời với những gì bạn làm” tạo ra cảm giác cấp bách: LinkedIn cung cấp một dịch vụ có thể cho phép bạn nổi bật, vì vậy bạn sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu bạn không đăng ký.
Câu thứ hai, “Bắt đầu – miễn phí” kích động bạn hành động: nó miễn phí, bạn phải mất gì chăng? Cách kêu gọi này không hề khiến người ta nản lòng, sợ hãi.
Thêm nữa, điều cuối cùng là Linkedin cho phép tìm đồng nghiệp một cách dễ dàng.
Tối ưu hóa lời kêu gọi hành động của bạn bằng A/B Testing
Sau những ví dụ về CTA khá thuyết phục này, bạn nên lưu ý rằng: không có gì hoàn hảo cả. Nó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với bạn, doanh nghiệp của bạn.
Đúng vậy, các ví dụ trên của các công ty đó, họ đã tìm ra được cách tốt nhất để làm nổi bật những giá trị của họ và họ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, những cách tốt hơn nữa.
Trên thực tế, có một công thức tạo ra CTA rất hiệu quả và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, cho bạn và cho cả tôi nữa đó là:
Thử nghiệm, thử nghiệm và liên tục thử nghiệm.
Trong thế giới thực tại, mỗi chiến dịch thành công, mỗi một CTA hiệu quả đều có hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần chạy thử nghiệm để tìm ra được một Winning CTA.
Chúng ta hãy xem xét các tỷ lệ chuyển đổi khác nhau cho thử nghiệm này:
Thử nghiệm A/B (A/B Testing) giúp bạn thử nghiệm với các ý tưởng CTA khác nhau bằng cách sử dụng các thành phần khác nhau mà bạn có như:
- Màu sắc
- Từ ngữ
- Vị trí
- Định dạng
- Kích thước
Vâng, đó là những gì về Call To Action, về mẹo tối ưu hoá chuyển đổi cho các CTA và các ví dụ minh hoạ cho các CTA hiệu quả.
Ví dụ về kết quả sau khi tối ưu, thử nghiệm CTA:
Hy vọng bài viết này sẽ có hữu ích cho bạn. Nếu bạn đã từng thử nghiệm hoặc bắt đầu thay đổi, hãy cho chúng tôi biết kết quả và đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người khác để họ có thể cùng làm với bạn, cùng đạt được những kết quả như bạn đang nhận được hoặc muốn có được.
Chúc bạn thành công!
Update 21h32: Bài viết này tôi biên tập và bổ sung có sự tham khảo từ ROBIN NICHOLS – Content Marketing Manager at AB Tasty