Bất cứ ai đang sử dụng Sapo nên biết điều này
Sơ lược về lý lịch Sapo & lợi ích khi sử dụng Sapo
Sapo Web (trước đó là Bizweb) là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghệ Sapo (tiền thân là công ty DKT) đã được phát triển từ năm 2008 cho đến nay với hơn 67,000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Từ ngày 16/04/2018. Bizweb đã hợp nhất cùng Sapo thành nền tảng bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Tính đến tháng 12/2019, Sapo đã có 67,000 khách hàng lựa chọn sử dụng.
Sapo có định hướng phát triển một hệ sinh thái thương mại điện tử nên được tích hợp rất nhiều công cụ bán hàng và liên kết với các kênh như: Zalo, Facebook, Adayroi, Lazada,… Chat với khách hàng, Thanh toán,…Sapo kết nối cùng lúc 8 đơn vị vận chuyển lớn: Grab, GHN, GHTK, VNPost, AhaMove,…để so sánh phí ship giữa các đơn vị khác nhau. Ngoài ra Sapo có thêm cổng vận chuyển Sapo Express, phí ship chỉ từ 9,500đ để hỗ trợ vận chuyển và rất nhiều các app (trong đó có LadiPage) và bạn có thể chọn app phù hợp hoặc nhờ nhân viên tư vấn hỗ trợ.
Sapo Web là lấy Sapo làm lõi trung tâm xử lý đơn hàng, mọi thông tin từ tồn kho, sản phẩm, thông tin đơn hàng, khách hàng từ các kênh đều sẽ được đổ về một nơi, như vậy việc quản lý dường như thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là đơn hàng từ Sàn TMĐT.
Với tất cả các khách hàng của Sapo Web thì có 2 cách để tận dụng triệt để nền tảng này:
- Cách 1: Bạn sử dụng Sapo để Quản lý sản phẩm, tận dụng lõi của Sapo là trung tâm xử lý đơn hàng, kết nối sapo với các kênh bán hàng như Facebook, Tiki, Lazada, Shopee, LadiPage để nhận các đơn hàng và xử lý chúng thông qua Sapo
- Cách 2: Ngoài những công việc của cách 1, thì sử dụng thêm chức năng Website của Sapo để làm thêm kênh bán hàng mở rộng khác (đặc biệt nếu bạn chạy Google Shopping thì buộc phải có website).
Mối quan hệ hợp tác giữa Sapo và LadiPage
Ngày 11/01/2019, Sapo ra mắt ứng dụng LadiPage trên Kho ứng dụng Sapo Web giúp bạn có thể tự mình tạo Landing Page từ A đến Z cực kỳ dễ dàng mà không cần đến bất kỳ 1 công cụ nào khác. Đây là thời điểm đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa 2 thương hiệu nhằm từng bước hỗ trợ khách hàng của 2 bên có được những công nghệ, công cụ hỗ trợ phát triển kinh doanh trực tuyến nói riêng và thương mại điện tử nói chung.
Giai đoạn #1: Giúp cho các khách hàng của Sapo Web có thêm công cụ để thiết kế Landing Page giới thiệu sản phẩm phục vụ mục đích quảng cáo mà vẫn có thể chạy song song được cả website trên Sapo Web. Tức là giải quyết được bài toán đơn giản sau: Bạn sử dụng website được khởi tạo bởi Sapo, bạn quản lý sản phẩm trên Sapo, bạn muốn tạo Landing Page để chạy quảng cáo mà không cần phải mua thêm tên miền hay tạo domain phụ. Bạn muốn sử dụng chính tên miền đang chạy trên Sapo để xuất bản Landing Page. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khách truy cập vào Landing Page, xem sản phẩm và điền form thông tin trên Landing Page thì chỉ lưu trữ ở Google Form hoặc Sheet, muốn tạo đơn hàng cho sản phẩm được mô tả trên Landing Page thì phải vào Sapo Web để tạo bằng tay.
Như đã đề cập ở trên, Sapo Web là lấy Sapo làm lõi trung tâm xử lý đơn hàng, mọi thông tin từ tồn kho, sản phẩm, thông tin đơn hàng, khách hàng từ các kênh đều sẽ được đổ về một nơi, như vậy việc quản lý dường như thuận tiện hơn rất nhiều, đặc biệt là đơn hàng từ Sàn TMĐT vì vậy, LadiPage và Sapo tiếp tục nâng cấp khả năng tích hợp giữa 2 hệ thống lên một cấp độ mới…
Giai đoạn #2: Kết nối Sapo Web với LadiPage Form để đồng bộ đơn hàng trực tiếp vào Sapo Web
Bằng cách kết nối cửa hàng Sapo Web của bạn với LadiPage, doanh nghiệp của bạn có thể phát triển mạnh mẽ nhờ nền tảng xây dựng Landing Page để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch quảng cáo của mình, nhờ đó gia tăng được số lượng khách hàng tiềm năng và thậm chí khách hàng trả tiền.
Tại sao phải xây dựng Landing Page trong khi tôi có website với các trang chi tiết sản phẩm (PDP)?
Theo một nghiên cứu khoảng 2 tỷ phiên mua sắm trực tuyến toàn cầu năm 2018 của Monetate cho thấy, cứ 4 khách hàng tiềm năng thì có gần 1 nửa được tạo ra bởi các Product Detail Page (PDP). Trong khi đó Monetate đã báo cáo một số chỉ số so sánh giữa việc sử dụng PDP và Landing Page:
- Theo tỷ lệ chuyển đổi, khách truy cập vào Landing Page có mức chuyển đổi cao gấp gần 2 lần (2,9%) so với khách truy cập vào PDP (1,5%)
- Theo doanh thu, các trang Landing Page tạo ra doanh thu gấp 2 lần so với PDP (3,43% so với 1,72%)
- Khách truy cập trên các Landing Page có số lần Page View cao hơn 42% so với những người truy cập vào PDP (12,5 trang / phiên so với 8,8 trang / phiên)
Một điều nữa:
Khách truy cập các Landing Page có ít khả năng thoát hơn so với khách truy cập vào PDP. Điều đó có nghĩa là ít bị bỏ giỏ hàng hơn và đem lại nhiều doanh số thương mại điện tử hơn.
- Với khách truy cập qua các kênh tìm kiếm (Google Search chẳng hạn), có đến 52% khách sẽ thoát trang nếu họ được điều hướng đến 1 PDP nhưng nếu điều hướng họ vào 1 Landing Page thì tỷ lệ thoát chỉ còn 20%.
- Với khách truy cập đến từ các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội, thì việc điều hướng họ vào 1 PDP sẽ có khả năng thoát cao hơn 29% so với điều hướng họ vào 1 Landing Page.
Chính vì vậy, nếu bạn đang xem xét việc bắt đầu một chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Google, TikTok bạn sẽ biết điều thông minh và có lợi cho bạn nhất để làm – Tạo ra một Landing Page chuyên dụng dựa trên nền tảng thương mại điện tử của bạn.
Đừng lãng phí tiền quảng cáo vào một trang sản phẩm thông thường.
Những bước đơn giản để tạo Landing Page với Sapo Web và LadiPage
Landing Page đang dần chiếm vai trò quan trọng (nhiều doanh nghiệp thay thế website truyền thống, nhiều doanh nghiệp bán lẻ thay thế trang chủ của website bán hàng).
Mục đích hàng đầu của các Landing Page là khuyến khích khán giả mục tiêu thực hiện một hành động cụ thể. Nó cung cấp chi tiết của một sản phẩm cụ thể nào đó và loại bỏ những phiền nhiễu không đáng có trong quá trình mua hàng của khách. Điều đó có nghĩa là nó có thể làm giảm tình trạng bỏ giỏ hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Vì vậy, việc biết cách tạo ra một Landing Page cho các sản phẩm đang được bày bán trên các website thương mại điện tử được xây dựng trên Sapo là rất quan trọng.
Kể từ bây giờ, nếu bạn đang sử dụng Sapo bạn có 2 cách để vận hành doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn:
- Cách 1: Bạn sử dụng Sapo để Quản lý sản phẩm, tận dụng lõi của Sapo là trung tâm xử lý đơn hàng, kết nối sapo với các kênh bán hàng như Facebook, Tiki, Lazada, Shopee, LadiPage để nhận các đơn hàng và xử lý chúng thông qua Sapo
- Cách 2: Ngoài những công việc của cách 1, thì sử dụng thêm chức năng Website của Sapo để làm thêm kênh bán hàng mở rộng khác (đặc biệt nếu bạn chạy Google Shopping thì buộc phải có website).
Tùy vào nguồn lực của bạn, bạn có thể chọn cách 1 để khởi đầu hoặc cách 2 để mở rộng phát triển.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc kết nối Sapo với LadiPage, cụ thể là kết nối form của LadiPage để đồng bộ, tự động tạo đơn trong Sapo.
Để làm được việc này, bạn sẽ chỉ cần thực hiện 3 bước sau:
- Tạo một tài khoản Sapo để có được một nền tảng quản lý sản phẩm và thiết kế một website bán hàng với hàng trăm giao diện có sẵn (có thể làm website bán hàng hoặc không, tùy mục đích của bạn, có LadiPage rồi thì có nhiều khách hàng chỉ đơn giản là cần một nơi để quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho và xử lý đơn hàng). Bạn có thể dùng thử Sapo tại đây
- Kết nối tài khoản Sapo bạn đã có với LadiPage bằng cách đọc nhanh hướng dẫn tại đây (Rất đơn giản thôi)
- Tạo Landing Page, cấu hình Form, liên kết Form với sản phẩm Sapo và bắt đầu chạy quảng cáo ra đơn thôi.
Tất cả đơn hàng sẽ được đồng bộ trực tiếp về Sapo. Bộ phận bán hàng của bạn sẽ chỉ cần thao tác xử lý đơn hàng trong Sapo Web hoặc Sapo POS hoặc Sapo OmniChannel.
Mẹo để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các Landing Page bán sản phẩm vật lý trên các nền tảng
Giả định bạn đã sử dụng LadiPage, kéo thả thành công một Landing Page hoàn chỉnh, thiết lập Form đặt hàng trên Landing Page, kết nối Form với nền tảng Sapo rồi, để giúp bạn tối ưu hơn nữa tỷ lệ chuyển đổi, chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo như sau:
- Landing Page phải được thiết kế nhất quán với nhận diện thương hiệu của website (màu sắc, tông màu, logo, nội dung, font chữ…), nhất quán với quảng cáo hoặc nguồn truy cập để khách hàng tiềm năng biết đó là bạn;
- Xây dựng lòng tin bằng cách thêm các đánh giá của khách hàng, các logo của đối tác và các huy hiệu chứng chỉ bảo mật. Lời chứng thực cung cấp bằng chứng về giá trị và nhận thức về việc giảm thiểu rủi ro mà khách hàng tiềm năng cần để hoàn tất việc mua hàng của mình;
- Nên sử dụng video đánh giá của khách hàng cũ (nếu có);
- Chỉ sử dụng những hình ảnh chất lượng cao, nội dung thì ngắn gọn (Đảm bảo được 4 nhóm thông tin: Bán cái gì, Bán cho ai, Tại sao phải mua và Làm thế nào để mua);
Nói chung, hãy thoải mái trong thiết kế, miễn sao đảm bảo bạn truyền được cảm hứng cho khách hàng mua hàng.
Xin chúc quý khách hàng thành công!