Tuần vừa qua, trong quy trình chăm sóc khách hàng trả phí LadiFlow của chúng tôi, bộ phận CSKH thực hiện các cuộc gọi để hỏi thăm tình hình sử dụng như thế nào, hỏi họ xem có cần trợ giúp gì không. Trong call log thì chúng tôi có nhận được một phản hồi đại loại là: Chị ấy không thấy giá trị nào trong LadiFlow cả. 

Tôi hoàn toàn đồng ý với phản hồi này.

Tôi yêu cầu bộ phận CS (Customer Success) quan tâm đến việc hỏi chị ấy mục tiêu của chị ấy là gì sau đó lên một cuộc họp qua google meet để trực tiếp tôi trao đổi.

Trên các phương tiện truyền thông, chúng tôi truyền tải thông điệp nhất quán rằng: LadiFlow là nền tảng tự động hoá tiếp thị đa kênh – có thể giúp thương hiệu:

  • Lưu trữ dữ liệu định danh của người dùng từ nhiều kênh khác nhau
  • Phân loại dữ liệu dựa trên nhân khẩu học, hành vi tương tác
  • Tương tác với khách hàng (tự động hoặc thủ công) qua nhiều kênh giao tiếp (Email, SMS, Zalo, Facebook, Voice Call)

Và có vẻ như những điều này không có nhiều nghĩa lý với chị khách hàng kia.

Sau khi tìm hiểu thì tôi biết rằng: Vấn đề của chị ấy liên quan đến quảng cáo Facebook chứ không phải là Email Marketing hay Marketing Automation. Và rõ ràng là chị ấy đã hiểu sai thông điệp của LadiFlow (vì được một thầy giới thiệu LadiFlow trong chương trình đào tạo mà chị này tham gia). Thông điệp chị ấy tiếp thu là gì: Là có thể tự động hoá việc bán hàng, là có thể bán hàng mà không cần chi phí quảng cáo.

Bạn thấy đấy, mọi người mua giải pháp cho vấn đề của họ chứ không phải là mua một phần mềm.

Bạn sở hữu 100 cuốn sách không phải vì bạn yêu sách. Đơn giản vì bạn muốn tìm hiểu nhiều môn học khác nhau.

Bạn mua một chiếc búa và những cái đinh vì bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề chứ không phải vì bạn thích sở hữu cái bua hay cái đinh.

Vì vậy, trước khi bạn mua một giải pháp phần mềm hoặc một dịch vụ cụ thể nào đó, bạn cần phải xác định rõ vấn đề của mình là gì, mục tiêu là gì rồi cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp.

Như trường hợp của chị khách hàng trên.

Chị ấy có thể sẽ đánh giá LadiFlow là tồi tệ, là không hiệu quả.

Nhưng may mắn thay, sau khi thực hiện cuộc gọi tư vấn 1-1 với chị ấy, tôi đã giúp chị ấy hiểu rõ vấn đề của mình, cách khai thác tốt nhất LadiFlow vào những gì hiện có và phục vụ những mục tiêu nhất định trong tương lai gần và xa.

“Giờ thì chị đã hiểu rõ và chị thấy chị phải cho nhân viên của mình học và sử dụng phần mềm bên em một cách hiệu quả, không thể để lãng phí được”

Xét cho cùng, LadiFlow chỉ là một công cụ.

Xét cho cùng, công cụ thì không thể thay thế hoàn toàn cho con người được.

Con người (Nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà tiếp thị) thì cần phải hiểu rõ vấn đề của mình, mục tiêu của mình và chiến lược để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu đó.

Bạn có nên mua LadiFlow không?

LadiFlow của chúng tôi được biết đến là một nền tảng tự động hoá tiếp thị đa kênh, được biết đến như một công cụ giúp thương hiệu giao tiếp với khách hàng theo thời gian thực (tự động phản hồi dựa trên hành vi của khách hàng).

Nhưng để LadiFlow làm việc được thì nó cần nhiên liệu.

Nhiên liệu của LadiFlow là dữ liệu.

Vì vậy, bạn chỉ nên mua LadiFlow khi:

  • Bạn có sẵn dữ liệu (danh sách khách hàng với ít nhất 1 thuộc tính là hoặc email hoặc số điện thoại)
  • Bạn có các kênh để đón dữ liệu (Kênh quảng cáo, tiếp thị, website, landing page, fan page…)
  • Có chiến lược giao tiếp với khách hàng (qua kênh nào, nội dung hội thoại là gì, khi nào…)

(Dữ liệu được đưa vào LadiFlow từ những nền tảng bên trái và thực hiện các giao tiếp bên phải)

LadiFlow cũng được biết đến như một nền tảng kết nối dữ liệu trung gian (iPaaS) giống như Zapier. LadiFlow có khả năng kết nối dữ liệu từ nền tảng này chuyển sang nền tảng khác theo thời gian thực (Diễn ra trong vòng không dưới 15 giây).

Đặc biệt, LadiFlow có thể giúp bạn tạo ra thông báo theo thời gian thực cho các bộ phận khác nhau (Sales, Customer Support, Customer Success…) mỗi khi có một sự kiện nào đó xảy ra như Có khách hàng mới, có đơn hàng mới, hay khách hàng thực hiện hành động nào đó …

Vì vậy, bạn chỉ nên mua LadiFlow khi:

  • Bạn có nhu cầu đấu nối, kết nối dữ liệu từ nguồn này sang nguồn khác để tiện cho hoạt động quản lý, vận hành. Ví dụ: Khi có Lead mới từ Facebook thì tự động lưu vào Google Sheet…
  • Bạn có nhu cầu tự động hoá quy trình giao tiếp, thông báo nội bộ doanh nghiệp có liên quan đến khách hàng. Ví dụ: Khi có lead mới, thông báo ngay cho team sales để thực hiện việc chăm sóc, bán hàng…

Suy cho cùng, LadiFlow chỉ là một công cụ trong số hàng trăm nghìn công cụ tồn tại trong thế giới kinh doanh.

Bạn cần có chiến lược sử dụng công cụ một cách hiệu quả chứ không phải mong chờ công cụ trở thành chiếc đũa thần có thể phù phép được các kết quả kinh doanh của mình.

Chúc bạn thành công!

P.s. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các tính năng của LadiFlow tại đây